Sau một ngày mưa to, đường xá ngập - kẹt xe - tai nạn thì báo chí lại có bài "giải thích" nguyên nhân. Cũng như những lần trước: "Nguyên nhân là tại ông Trời làm mưa to quá, lại đúng vào lúc triều cường..... Đây là hiện tượng đặc biệt......" Sao không ai giải thích "nguyên nhân" nào mà chỗ ngập vẫn cứ ngập cả chục năm nay, các chỗ khô sau khi làm công tác "chống ngập" thì lại bị ngập???? Trách nhiệm của các quan chức liên quan nằm ở đâu? Hay là trách nhiệm của ông Trời???
Nguyên nhân của tình trạng này được các đại biểu đưa ra tại hội nghị tổng kết ngày 24/7 là do hiệu quả từ trồng mía thấp hơn so với một số cây trồng khác, như gạo, sắn, cà phê, cao su…. Theo tính toán của người nông dân, 1 ha mía ở thời điểm được giá, mới cho thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng, bằng khoảng 50% giá trị thu nhập từ cây sắn. Trong khi đó, giá vật tư, phân bón tăng cao, làm giá mía khó bù đắp được chi phí sản xuất.
Dự báo từ nay đến cuối năm có nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất muối: các tỉnh phái Nam đã kết thúc vụ sản xuất, còn miền Trung và miền Bắc có mưa nhiều. Dự kiến sản lượng muối năm 2008 chỉ đạt 900 – 950.000 tấn, hụt khoảng 150 – 200.000 tấn so với dự kiến đầu năm; trong khi nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp và tiêu dùng tăng lên.
Bộ trưởng yêu cầu các địa phương hằng tháng lập báo cáo về tình hình quản lý, đăng ký tàu cá tại địa phương gửi về bộ theo hằng tháng và hằng quý để theo dõi, tổng hợp; đồng thời, thường xuyên nắm chắc số lượng tàu thuyền tai nạn, người và tàu cá hoạt động trên các vùng nước, nhất là khi thiên tai, bão lốc, tàu cá bị nước ngoài bắt giữ.
So với tôm sú, TTCT có thể nuôi mật độ cao hơn, hệ số thức ăn thấp hơn, thời gian nuôi ngắn hơn và dịch bệnh ít xuất hiện hơn. Minh chứng là, cho đến thời điểm này chỉ có 470/12.411 ha TTCT bị bệnh, chiếm 3,7%, trong khi đó tôm sú có tới 75.254/356.683 ha bị nhiễm bệnh, chiếm tới 21%.